Loading ...
.:: Big Green ::.
Đang tải ...
Tìm kiếm nhanh
select
Hỗ trợ trực tuyến
BÁN HÀNG ONLINE: 0936.198.778
0936198778
CSKH/ZALO
CS1: 111 HOÀNG VĂN THÁI - THANH XUÂN
024.2242.6062
111 Hoàng Văn Thái, Hotline: 0829.295.998
CS2: 109E3 THÁI THỊNH - ĐỐNG ĐA
0826295998 hoặc 024.66829393
109E3 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội, Hotline 0826295998
CS3: HH1B LINH ĐÀM - HOÀNG MAI
024.6661.6633 - Hotline: 0835.295.998
Ki ốt 30, Nhà HH1B đô thị Linh Đàm - Hotline: 0835.295.998
CS4: HUD2 LINH ĐÀM - HOÀNG MAI
024.2216.5696 - Hotline: 0839.295.998
Ki ốt 01, Nhà B2 HUD2 Twin Towers Tây Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội - Hotline: 0839295998
CS5: 79 TRẦN NGUYÊN ĐÁN - ĐỊNH CÔNG - HOÀNG MAI
Hotline: 0834.295.998
79 Trần Nguyên Đán, KĐT Định Công, Hà Nội, Hotline: 0834.295.998
BÁN BUÔN
09799.85.399 - 0936.295.998
115 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, TP Hà Nội, Hotline: 09799.85.399
0936.995.998
Video clips
Thư viện ảnh




Phần tin tức
Tăng cường hợp tác tiêu thụ nông sản giữa Hà Nội với Sơn La và Hòa Bình
02/12/2015 10:23:23 CH
Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các doanh nghiệp Hà Nội vừa có chuyến làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La và Sở Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình về chương trình hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại nông nghiệp.

Toàn tỉnh Sơn La hiện có 933.064ha đất nông nghiệp, đa số đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày, có điều kiện thuận lợi đầu tư phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Các sản phẩm đặc sản của Sơn La là khoai sọ, nếp tan, chè cổ thụ Tà Xùa, chè Shan Tuyết, chè Ô long, chè Kim Tuyên, táo mèo, mận hậu, rượu chuối, xoài... Riêng xoài tròn Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2012. Ngoài ra Sơn La còn có một số sản phẩm khác như cá tầm, cá hồi, ba ba, thịt trâu khô… Hiện nay, một số sản phẩm của Sơn La đã được đưa về Hà Nội tiêu thụ nhưng số lượng còn hạn chế và chưa được tiêu thụ tại các kênh phân phối lớn. 

       Đối với tỉnh Hòa Bình đã bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung quy mô lớn như cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc, su su Tân Lạc, chè Shan Tuyết Mai Châu… Hàng năm, toàn tỉnh sản xuất được 26 triệu cây mía tím, mía ép nước, hơn 150.000 tấn rau đậu các loại, hơn 5.000 tấn cá… Tuy nhiên, tỷ lệ nông sản được chứng nhận chất lượng còn khiêm tốn, mới áp dụng trên 135ha sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn và Viet GAP chiếm hơn 1% tổng diện tích sản xuất hàng năm. Tỷ lệ sản phẩm lưu thông trên thị trường có bao bì, nhãn mác, xuất xứ chỉ dẫn địa lý không cao, mới có sản phẩm cam tại huyện Cao Phong, su su Tân Lạc… 

       Về phía Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội thông tin, hiện nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố mới cung cấp được 52% nhu cầu thịt các loại, 55% rau củ tươi, 20% sữa, 17% quả tươi. Số lượng còn lại phải nhập từ các địa phương khác và một phần nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, nhu cầu về nguồn thực phẩm an toàn của Thủ đô còn rất lớn, cần có sự hợp tác chung tay của các tỉnh, thành phố trong khu vực. 

       Các doanh nghiệp của Hà Nội, Sơn La và Hòa Bình đã có dịp cùng nhau trao đổi thông tin, bàn bạc các giải pháp để hợp tác đưa các nông sản chất lượng tốt vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đoàn công tác của Hà Nội đã được đi thăm HTX sản xuất rau an toàn VietGap tại bản Tự Nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; HTX Tiên Sơn tại bản Mai Tiên, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La; mô hình nuôi cá lồng lòng hồ thủy điện Hòa Bình tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; HTX cam Cao Phong tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.


 
Zalo